CEO Trần Lệ Nguyên ăn tết không thể thiếu... lẩu
Kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp thành phố lần thứ 31, năm học 2024- 2025 do Sở GD-ĐT TP.HCM chủ trì và Công ty BITEX đồng tổ chức đã khai mạc sáng nay, tại Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, Q.1, TP.HCM. Gần 2.200 thí sinh đến từ 248 trường THCS và THPT thuộc 21 quận, huyện và TP.Thủ Đức của TP.HCM tham gia. Các học sinh tranh tài ở 5 môn thi: toán THCS, toán - vật lý - hóa học - sinh học THPT. Dự kiến, ban tổ chức trao 1.300 giải thưởng cho các thí sinh đạt thành tích cao ở các thứ hạng nhất, nhì, ba. Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay ngày càng được quan tâm, từ các trường THCS tới THPT, từ công lập và ngoài công lập ở các quận, huyện, TP.Thủ Đức. Điều này chứng tỏ sức hút, sự hiệu quả từ kỳ thi."Bất kỳ cuộc thi nào đều có sự cạnh tranh, đều cần sự nỗ lực rèn luyện trong học tập. Kết quả cuộc thi có thể là những niềm vui, những nỗi buồn, nhưng đó sẽ đều là những trải nghiệm tốt trong hành trình học tập của các em học sinh", ông Nguyễn Bảo Quốc nói.Theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, năm nay, kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hoàn toàn mới. Chắc chắn sẽ có những cái lạ hơn, học sinh sẽ có thể không chỉ sử dụng tư duy logic trong môn toán, hóa học, vật lý, sinh học thông thường mà còn cần nhiều những kỹ năng, tư duy để giải các bài toán tư duy logic, bài toán thực tế. Do đó, theo ông Nguyễn Bảo Quốc, rất cần học sinh tập trung, đọc kỹ đề bài, vận dụng nhiều kỹ năng, tư duy để tìm ra đáp số đúng. Kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay được tổ chức lần đầu tiên tại TP.HCM năm 1995. Từ một kỳ thi cấp thành phố, kỳ thi đã lan tỏa đến 63 tỉnh thành trên cả nước và từng được tổ chức ở quy mô cấp quốc gia.Một điểm mới của kỳ thi năm nay đó là có phần hội thảo chuyên đề nhằm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thầy cô bộ môn, thầy cô ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay.Riêng các học sinh sau khi hoàn thành phần thi sẽ được trao giấy chứng nhận đã tham gia kỳ thi cấp thành phố. Ông Nguyễn Xuân Dũng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty BITEX, cho hay kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay trong 31 năm qua liên tiếp được đổi mới, hội nhập đúng với định hướng cải tiến giáo dục qua các năm. "Việc ứng dụng máy tính cầm tay vào các môn khoa học tự nhiên đã giúp học sinh phát triển tư duy phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề, và khả năng sử dụng công nghệ trong học tập. Đây là những kỹ năng thiết yếu để các em thích ứng và thành công trong thời đại chuyển đổi số hiện nay", ông Dũng nói.NATO vươn ra ngoài châu lục
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Hạt Dẻ cười - truyện ngắn dự thi của Đào Văn Hợp (Vĩnh Phúc)
Sáng nay 23.2, trong phần khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (TP.Đà Nẵng), các học sinh của đội văn nghệ nhà trường đã có tiết mục mở màn ấn tượng, tạo không khí sôi nổi.Trong trang phục màu đỏ rực rỡ cùng đạo cụ gậy, quạt…, 16 thành viên đội văn nghệ Trường THPT Phan Châu Trinh đã gửi đến khán giả là hàng nghìn học sinh cùng các thầy cô giáo tiết mục Khúc huyền vũ với nhạc nền tươi vui. Trong 5 phút xuất hiện trên sân khấu chương trình Tư vấn mùa thi, các học sinh trong đội văn nghệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho người xem thông qua những vũ điệu vừa thanh thoát vừa uyển chuyển. Nhật Huyền (học sinh lớp 12/29, đội trưởng đội văn nghệ Trường THPT Phan Châu Trinh), cho biết để phục vụ chương trình Tư vấn mùa thi, cả đội đã tập luyện tiết mục múa Khúc huyền vũ trong suốt 3 tuần lễ."Các thành viên trong đội văn nghệ là những bạn có năng khiếu về hát múa được tuyển chọn bài bản ngay từ đầu, nên không khó khăn gì trong tập luyện tiết mục này. Sau khi trình diễn tại chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức, chúng em sẽ mang tiết mục này đi thi tại thành phố", Nhật Huyền nói. Cô học sinh cuối cấp cũng cho biết, đội văn nghệ của Trường THPT Phan Châu Trinh có khoảng 50 thành viên gồm học sinh thuộc các khối lớp, tập hợp trong đội vì niềm đam mê nghệ thuật.Thành viên Xuân Nghi chia sẻ, đội thường xuyên tập luyện để phục vụ các hoạt động của nhà trường như khai giảng, bế giảng, chào cờ đầu tuần… "Chúng em tập đều nhưng để không ảnh hưởng đến việc học, các thành viên trong đội luôn nhắc nhở nhau thời gian học tập. Đam mê văn nghệ nhưng tuyệt đối không được xao nhãng việc học", Nghi cho biết.Sau tiết mục Khúc huyền vũ, đội văn nghệ liền thay đồ để kịp thời gian nghe các thầy cô, chuyên gia giáo dục chia sẻ những thông tin liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ tuyển sinh với những thay đổi từ Bộ GD-ĐT."Em dự tính thi vào ngành sư phạm văn nên sau biểu diễn văn nghệ em sẽ nghe thầy cô tư vấn để biết thêm các thông tin", Nhật Huyền nói thêm.Ở tiết mục trước đó, các học sinh Huỳnh Đức Thanh (lớp 12/20), Bùi Ngọc Hà Linh (lớp 10/23) và Lê Đỗ Ngọc Diệp (lớp 11/27) đã khiến hàng trăm khán giả có mặt tại chương trình Tư vấn mùa thi lắng đọng với giọng ca thánh thót trong bài Chiếc khăn piêu. Chương trình Tư vấn mùa do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, Trường THPT Phan Châu Trinh tổ chức đang được truyền hình trực tại website thanhnien.vn, qua fanpage Facebook và qua kênh YouTube, TikTok của Báo Thanh Niên. Chương trình được VNPT Đà Nẵng hỗ trợ đường truyền Internet siêu tốc độ cao - công nghệ XGSPON.
Á hậu Mỹ Linh: Được trao danh hiệu này là vinh dự lớn đối với tôi, và tôi vô cùng trân trọng khoảnh khắc này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban tổ chức, gia đình, bạn bè và tất cả những ai đã ủng hộ tôi. Thành quả này không chỉ của riêng tôi mà còn là sự động viên từ những người luôn tin tưởng và tiếp sức cho tôi.Được biết, hiện chị là một DJ, chị đã gặp những khó khăn nào trong hành trình trở thành Á hậu?Á hậu Mỹ Linh: Mọi người thường có cái nhìn không thiện cảm về DJ. Khi tôi tham gia cuộc thi hoa hậu, áp lực về định kiến đó càng lớn hơn. Tôi phải nỗ lực rất nhiều để chứng minh rằng mình không chỉ có ngoại hình mà còn có tài năng và bản lĩnh. Sống đúng với đam mê và không ngừng cố gắng, mọi người sẽ dần thay đổi cách nhìn về nghề này.Chị có lời khuyên nào dành cho những bạn trẻ đang muốn theo đuổi đam mê của mình?Á hậu Mỹ Linh: "Kiên trì thì cái gì cũng có" là câu nói mà tôi tâm đắc nhất, cũng chính là thông điệp tôi muốn gửi đến các bạn GenZ. Chúng ta tuy tuổi còn nhỏ nhưng ước mơ và tư duy của phải lớn và đừng bao giờ từ bỏ đam mê của mình.Cảm ơn Á hậu Mỹ Linh về những chia sẻ rất chân thành.
Đông Nam Á đang tụt hậu về xe điện
Ưu điểm MG5 MT